Những câu hỏi thường gặp

 
Hiện trạng : -
Lệ phí : -
Thời gian : -
Liên hệ : -
 Câu 1 : Tôi muốn cho con về VN sống và nhập quốc tịch VN cho cháu? Câu 2 : Giải đáp về thủ tục xin cấp thẻ tạm trú Câu 3 : Tôi cần phải làm gì nếu muốn có quốc tịch VN? Câu 4 : Tôi nên làm thủ tục miễn thị thực hay Thẻ thường trú cho con gái? Câu 5 : Kinh nghiệm bay nước ngoài lần đầu Câu 6 : Thủ tục làm visa Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, visa hộ chiếu? Câu 7 : Nếu tôi có đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tôi có được cấp thị thực hay không? Câu 8 : Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực đối với người Việt Nam

Câu 1 : Tôi muốn cho con về VN sống và nhập quốc tịch VN cho cháu?

 

Hỏi: Tôi lấy chồng người Hàn Quốc và hiện đang sinh sống ở Hàn Quốc. Tôi vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Con của chúng tôi hiện hơn 2 tuổi và mang quốc tịch Hàn Quốc. Tôi muốn cho cháu về Việt Nam sinh sống và nhập quốc tịch Việt Nam cho cháu...

Xin hỏi:
   1. Khi tôi hỏi ở Sở Tư Pháp để xin nhập quốc tịch cho cháu thì được trả lời là cháu không thể mang quốc tịch Việt Nam vì cháu đã mang quốc tịch Hàn Quốc trước khi mang quốc tịch Việt Nam. Như vậy là đúng hay sai?
   2. Nếu trong trường hợp tôi không nhập được quốc tịch Việt Nam cho cháu thì tôi có thể xin thường trú dài hạn cho cháu ở Việt Nam không? Và chờ đến khi cháu 18 tuổi thì cháu có được nhập quốc tịch Việt Nam không?
   3. Trong thời gian cháu được thường trú tại Việt Nam thì cháu có được đi học không? Khi bị ốm cháu có được đi bệnh viện không?

Trả lời:
Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
1.  Căn cứ Khoản 2, Khoản 3, Điều 19, Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì người nhập quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

-  Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

-  Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

-  Có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bạn nên đề nghị Sở Tư pháp giải thích rõ hơn trường hợp của bạn.

2. Căn cứ Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh số 24/1999/PL-UBTVQH10 ngày 28/04/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây được xem xét, giải quyết cho thường trú:

-  Là người đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại;

-  Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

-  Là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.

Theo quy định trên đây, bạn có thể xin thường trú cho con bạn tại Việt Nam. Thủ tục xin thường trú được thực hiện tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.

3. Khi đã có thẻ thường trú tại Việt Nam, con bạn hoàn toàn có quyền học tập và khám sức khỏe như công dân Việt Nam.

 

Câu 2 : Giải đáp về thủ tục xin cấp thẻ tạm trú

 

Hỏi:

Năm 2009, chồng tôi là người Việt từ Mỹ về Việt Nam, được cấp thẻ cư trú ở Việt Nam thời hạn 3 năm. Nay thẻ cư trú đã hết hạn, chồng tôi có được cấp thẻ mới không? (từ năm 2009 tới giờ chồng tôi chưa về Mỹ lần nào). Nếu có thì cần thủ tục gì?

Trả lời:
Theo trình bày của bạn thì “Thẻ cư trú” trong trường hợp này được hiểu là Thẻ tạm trú. Căn cứ tại Khoản 3, Điều 15, Pháp lệnh 24/1999/PL-UBTVQH10 ngày 28/04/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (“Pháp lệnh 24”), Thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài, có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm. Người mang thẻ được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn giá trị của thẻ. Theo đó, chồng bạn đang hưởng chế độ như người nước ngoài. 

Luật không quy định việc gia hạn Thẻ tạm trú, chỉ quy định việc gia hạn Giấy chứng nhận tạm trú. Do vậy, khi Thẻ tạm trú hết hạn bạn có thể xin cấp Thẻ tạm trú mới (thời hạn tối đa là 3 năm) hoặc cũng có thể xin lại Giấy chứng nhận tạm trú (thời hạn tối đa là 1 năm, sau đó xin gia hạn khi đã hết 1 năm) tùy theo thời gian mà chồng bạn muốn tạm trú tại Việt Nam (Mục III.1.c Nghị định 21/2001/NĐ-CP ngày 28/05/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh 24).

Hồ sơ để xin được cấp Thẻ tạm trú bao gồm:

- 01 văn bản đề nghị cấp Thẻ tạm trú; Kèm theo 02 ảnh cỡ 3x4;

- 01 bản photo hộ chiếu, thị thực còn giá trị;

- 01 bản sao hoặc photo giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam hay hồ sơ bảo lãnh của các cá nhân, tổ chức bảo lãnh;

- Xuất trình các giấy tờ đã khai báo tạm trú tại công an phường, xã, thị trấn nơi người đề nghị cấp Thẻ tạm trú.

 

Câu 3 : Tôi cần phải làm gì nếu muốn có quốc tịch VN?

 

Hỏi:

Tôi đến Hoa Kỳ năm 1981 và đã có quốc tịch Mỹ. Tuy nhiên tôi vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Hiện giờ tôi vẫn còn giấy khai sinh (do chính quyền cũ cấp)...

Xin hỏi:

   1. Tôi cần phải làm gì nếu muốn có quốc tịch VN?
   2. Khi tôi đã là công dân VN, thì tôi sẽ được những quyền lợi gì? Tôi được ở hoặc cư trú tại VN bao lâu nếu tôi không hồi hương?

Trả lời:
1. Quy định về nhập quốc tịch Việt Nam:

Theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam (“Nghị định 78”): “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam”. Như vậy, nếu bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hiện tại đang có nhu cầu muốn giữ quốc tịch Việt Nam thì cần thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch như sau:

Hồ sơ gồm:
   1. Tờ khai xin giữ quốc tịch Việt Nam theo mẫu;
   2. Bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (Giấy khai sinh). Trong trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì bạn phải chuẩn bị các giấy tờ chứng  minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ.

Cơ quan thực hiện thủ tục: Cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm ở nước mà bạn đang có quốc tịch, cụ thể: Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Khi tiếp nhận Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và cấp cho người đăng ký giấy xác nhận về việc người đó đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Thời hạn giải quyết: việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chỉ đến ngày 01/07/2014 là dừng lại và không tiếp nhận hồ sơ (Khoản 2 Điều 18 Nghị định 78).

2. Quyền lợi của công dân Việt Nam:
Khi bạn là Công dân Việt Nam, bạn được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo Hiến pháp Việt Nam: quyền được sống, được học tập, được chăm sóc sức khỏe, quyền bất khả xâm phạm thân thể, chỗ ở, quyền bầu cử, ứng cử... cùng nhiều quyền lợi, nghĩa vụ khác được quy định tại các văn bản pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Do bạn sinh sống ở nước ngoài nên bạn cũng sẽ bị hạn chế một số các quyền liên quan đến an ninh quốc gia.

Theo Khoản 1 Điều 11 Luật Quốc tịch, bạn là công dân Việt Nam thì có quyền tự do đi lại, tự do cư trú, không bị giới hạn về thời hạn cư trú tại Việt Nam.

 

Câu 4 : Tôi nên làm thủ tục miễn thị thực hay Thẻ thường trú cho con gái?

 

Hỏi: Tôi đang sống tại Edmonton, Canada. Tôi có vợ và con gái đang ở Việt Nam. Tôi và vợ có quốc tịch Việt Nam, còn con gái tôi có quốc tịch Canada. Vợ tôi và con gái định ở Việt Nam khoảng 2 năm hoặc lâu hơn nữa. Con gái tôi đã có visa 1 năm và sắp hết hạn...

Xin hỏi:
   1. Tôi có thể làm thủ tục miễn thị thực hay làm Thẻ thường trú cho con gái được không? Nếu được thì thủ tục làm như thế nào, ở đâu và lệ phí ra sao?
   2. Tôi muốn nhập quốc tịch Việt Nam cho con gái tôi thì phải làm thế nào? Có cần phải từ bỏ quốc tịch Canada không?

Trả lời:

1. Vấn đề về miễn thị thực của Người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

Căn cứ tại Điều 3, Điều 6, Quy chế Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 135/2007/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ (“Quy chế”) thì người nhập cảnh bằng Giấy miễn thị thực, được tạm trú tại Việt Nam không quá 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh; nếu tạm trú quá 90 ngày thì làm thủ tục xin cấp thị thực trước hoặc sau khi nhập cảnh. Giấy miễn thị thực có giá trị đến 5 năm và ngắn hơn thời hạn còn giá trị của hộ chiếu hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian dự định cư trú của con bạn tại Việt Nam là 2 năm hoặc lâu hơn. Do vậy, nếu bạn làm thủ tục xin miễn thị thực nhập cảnh và được cấp Giấy miễn thị thực cho con bạn thì trong thời gian cư trú tại Việt Nam, định kỳ sau 90 ngày con bạn phải xuất cảnh rồi nhập cảnh vào Việt Nam 1 lần, như vậy sẽ rất bất tiện.

Theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 13 Pháp lệnh số 24/2000/Pl-UBTVQH10 ngày 28 tháng 04 năm 2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (“Pháp lệnh 24”), để được xem xét, giải quyết thường trú thì người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. Theo đó, mặc dù con bạn đáp ứng điều kiện về thời gian tạm trú và là con của công dân Việt Nam, nhưng bạn hoặc vợ không thường trú tại Việt Nam. Do vậy, trong trường hợp này con bạn không đủ điều kiện để được cấp Thẻ thường trú.

Theo chúng tôi, trong trường hợp này bạn nên làm Thẻ tạm trú cho con gái bạn. Căn cứ tại Khoản 3, Điều 15 Pháp lệnh 24: “Người nước ngoài tạm trú từ 1 năm trở lên được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp Thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm. Người mang Thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn giá trị của thẻ”. Mà con gái bạn đang ở Việt Nam với visa 1 năm (đáp ứng được về điều kiện thời gian để được cấp Thẻ tạm trú) và thời hạn của Thẻ tạm trú trong trường hợp này phù hợp với mục đích đặt ra.

Hồ sơ để xin cấp Thẻ tạm trú bao gồm:
- 01 văn bản đề nghị cấp Thẻ tạm trú (theo mẫu); 01 bản khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp Thẻ tạm trú (theo mẫu);

- 01 photo Hộ chiếu, thị thực còn giá trị của con bạn;

- 01 Bản sao hoặc photo giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam hay hồ sơ bảo lãnh của các tổ chức, cá nhân khác;

- Xuất trình các giấy tờ đã khai báo tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn nơi con bạn đã tạm trú trong thời gian ở Việt Nam.

Hồ sơ được lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Về lệ phí: Tùy thuộc vào thời hạn của Thẻ tạm trú mà mức phí được quy định khác nhau. Cụ thể: Thẻ Tạm trú có giá trị đến 1 năm: 60 USD; trên 1 năm đến 2 năm: 80 USD; trên 2 năm đến 3 năm: 100 USD.

2. Vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam:

Căn cứ Điều 15, Luật Quốc tịch Việt Nam: “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”. Theo đó, con gái bạn có quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ sau đây để xin nhập quốc tịch cho con gái bạn bao gồm:

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của con gái bạn;

- Bản khai lý lịch;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp (cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú tại Việt Nam; cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch cư trú ở nước ngoài). Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

-  Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Hồ sơ được lập thành 03 bộ và nộp tại Sở Tư pháp nơi con gái bạn cư trú. (Khoản 1, Khoản 2, Điều 19; Điều 20, Điều 21, Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 7 Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam).

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 19, Luật Quốc tịch Việt Nam thì người nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những trường hợp sau đây:

-  Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

-  Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

-  Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

-  Trường hợp được Chủ tịch nước cho phép.

Theo đó, con gái bạn thuộc trường hợp đầu tiên (là con của đẻ của công dân Việt Nam) nên khi nhập quốc tịch Việt Nam không phải thôi quốc tịch Canada mà con bạn hiện mang.

 

Câu 5 : Kinh nghiệm bay nước ngoài lần đầu

 

Đây là lần đầu tiên đi máy bay ra nước ngoài, nên mình sợ là sẽ gặp bất trắc dọc đường nên chuẩn bị ghê lắm kìa.

Nào là xem trước cái bản đồ của sân bay đó, rồi xem xem mình sẽ đến terminal nào, rồi làm sao để di chuyển qua terminal khác để đi chuyển khác… Và cứ mỗi lần đổi chuyến bay ==> đổi sân bay là mình lại phải làm lại mọi thứ, thấy đuối luôn á. Nhưng khi đặt chân xuống sân bay Narita thì mình thấy là mọi sự chuẩn bị của mình vô ích, vì bảng chỉ dẫn rất là rõ ràng, cộng với nhân viên ở sân bay nhiệt tình, không biết có khi họ dẫn đến tận nơi :D

Nãy giờ dông dài, giờ thì viết lại những câu hỏi mà mình đã thắc mắc trước lúc lên máy bay, và giờ đã có câu trả lời cho bạn nào đã từng thắc mắc giống như mình hen?

Chú ý: Quỳnh đáp máy bay ở sân bay NRT (Narita) và DFW (Dallas, Texas) nên một số điều Q nói có thể không đúng với sân bay khác.

Có cần phải lấy hành lý lúc transit không?

Lúc check-in ở sân bay Tân Sơn Nhất ấy, người cân hành lý + issue boarding pass cho mình sẽ nói với mình điều này, nên không cần lo. Nếu người đó không nói thì hỏi họ nha.

Nhưng thường thì mình cần lấy hành lý ở cái sân bay đầu tiên mình đáp xuống Mỹ để làm thủ tục hải quan.

Đi máy bay nên mang theo gì?

Chewing gum: mình không biết các bạn thế nào, nhưng mình thì thấy khó chịu lúc máy bay đáp xuống. Nuốt nước miếng liên tục để cân bằng áp suất cho đỡ khó chịu cũng không ăn thua. Nhưng nhai gum thì thấy thơm thơm + dễ chịu hơn.

Một chai nước không (empty bottle): trong bài trước, mục “Chất lỏng…”, mình đã nói về luật 3-1-1 cho chất lỏng trong hành lý xách tay khi đi qua kiểm tra an ninh. Ở sân bay Tân Sơn Nhất thì họ không áp dụng cái luật đó, nên xách nước theo để uống vô tư. Nhưng khi tới sân bay khác (như là Narita) thì nhớ đổ hết nước ra, giữ lại cái chai không có nước trong balo. Rồi đi qua kiểm tra an ninh.

Ở 2 sân bay mà mình đã đi qua thì khu vực chưa qua kiểm tra an ninh, và khu vực đã qua kiểm tra an ninh (gọi là in-security) nó riêng rẽ với nhau lắm. Và khi vào in-security rồi, thì sân bay có nước free, mình có thể lấy đầy chai rồi đem lên máy bay uống.

Ở Việt Nam thì quen với độ ẩm cao rồi. Khi lên máy bay thì Q cảm thấy người muốn khô quắt lại luôn. Nên dù không khát thì thỉnh thoảng cũng nhớ uống nước nha.

 

Thủ tục khi tới Mỹ?

Gồm có 2 phần: là (i) nhập cảnh, (ii a) và (ii b) kiểm tra hải quan (iii c) gửi lại hành lý

    * Nhập cảnh (immigration): cũng đơn giản thôi à, mình xếp hàng ở phần non-resident, rồi chờ tới lượt mình. Sau đó 1 officer thân thiện hỏi mình vài câu như là qua đây làm gì, ở đâu. Rồi anh/chị ấy đóng dấu lên visa cho mình, viết lên cái form I-94, bấm nó vào chung với visa.

    * Lấy hành lý ký gửi (baggage claim): lấy hành lý của mình rồi đi theo bảng hướng dẫn thôi.

    * Kiểm tra hải quan (customs): trước đó trên máy bay thì có cái form để mình khai xem mình có đem theo thực phẩm như là heo/gà, rồi tiền mặt >$10,000 không. Nếu mình không có gì hết thì cứ đánh “No”. 1 officer sẽ hỏi mình vài câu, trả lời thôi rồi đi qua qua

    * Gửi hành lý: qua khỏi cái đó thì nếu hành lý của mình “checked all the way through” (*) thì chỉ cần đưa cho người ta, rồi người ta bỏ vào máy bay cho mình. Còn nếu không, thì ra check-in counter của hãng mình bay, cân lại hành lý như đã làm ở Tân Sơn Nhất thôi.

I-94 form: mọi người tới Mỹ mà không phải là công dân Mỹ đều phải điền form này hết á. Lúc check-in hoặc trên máy bay họ sẽ phát cho mình. Lỡ mà có làm mất thì cũng không sao cả vì xuống sân bay có 1 bàn để đầy I-94 form luôn. Nhưng một khi cái I-94 được bấm vào visa rồi, thì nhớ giữ kỹ nó nha, làm mất là phức tạp á.

(*) Q đáp xuống 3 sân bay, thì trên cái luggage tag mà họ dán cho Q, có tên của 3 sân bay, và có số hiệu chuyến bay. Nếu không chắc thì cứ hỏi nhân viên sân bay, họ rất nhiệt tình.

Mặc đồ gì khi đi máy bay?

Quần dài (quần nào rộng rãi và thoải mái): cho ấm chân, vì chuyến bay sang Mỹ sẽ rất dài, mà người ta quen với khí hậu lạnh, nên trên máy bay nhiệt độ lạnh lắm (đối với Quỳnh).

Mang giày: ngoài phần ấm chân, thì mang giày khi di chuyển trong sân bay sẽ thấy thích hơn so với mang dép.

Áo khoác: để trong balo, nếu thấy lạnh thì mặc vào cho ấm.

Check-in

Q bay 3 chuyến, ở Tân Sơn Nhất họ đưa cho Q 3 cái boarding pass luôn. Nhưng khi tới Narita & Dallas, vẫn phải lấy boarding pass 1 lần nữa. Và thường thì khi lấy boarding pass, trên đó có gate number để mình biết mà lên máy bay. Nếu boarding pass không in gate number, thì theo dõi trên mấy cái tivi ở sân bay.

Check-in counter thường đóng trước giờ máy bay khởi hành khoảng 30-40’ (hoặc có thể hơn nữa), nên nhớ sắp xếp thời gian.

Làm gì trước khi lên máy bay?

Những thứ này thì lên mạng xem trước khi còn ở VN, để khi tới xứ người không bị bỡ ngỡ. Ví dụ

    * Mấy giờ mình sẽ tới Mỹ?

    * Giờ đó thì có bus không? Nếu có bus thì làm sao để đi tới chỗ mình muốn (cứ search google “public transportation” + “tên thành phố mình đến”)

    * Nếu tới vào khuya thì mình sẽ ngủ ở sân bay, hay là mướn khách sạn (hồi đó Q check thì mấy khách sạn ở gần sân bay giá cao lắm)

    * Nếu chỗ mình cần tới ở xa sân bay, thì phương tiện gì là rẻ nhất…

    * Chuẩn bị xu để gọi điện thoại, càng nhiều càng tốt, đừng sợ mang nặng. Nếu không có xu được, thì khi tới sân bay lớn ở Mỹ, vào bất kỳ shop nào, rồi hỏi người bán hàng ở đó đổi xu giúp mình. Q nghĩ là họ sẽ giúp á.

Greyhound là cái hệ thống bus nổi tiếng ở Mỹ, chạy từ thành phố này qua thành phố khác, nên có gì thì cứ check xem Greyhound có tuyến để mình đi hay không hen.

Còn gì nữa không ta? Thôi, chúc các bạn một chuyến bay bình an, và gặp được nhiều người tốt giúp đỡ. Mọi người rất tử tế, nên không biết cứ hỏi nhé.

 

Câu 6 : Thủ tục làm visa Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, visa hộ chiếu?

 

Thủ tục làm visa Trung Quốc

Làm thủ tục visa Trung Quốc không nhiều thủ tục như các nước khác

Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng

Tờ khai xin visa Trung Quốc (theo mẫu của Đại sứ quán)

01 ảnh 4x6 (ảnh mới chụp, không được scan, không in màu)

Quyết định cử đi công tác của cơ quan

Thư mời của đối tác bên Trung Quốc

Thủ tục visa Hồng kông

Dưới đây là những thủ tục cần thiết để bạn có thể làm được visa Hồng Kông

Tờ khai và 02 ảnh 4x6 phông nền trắng

Hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng

Lý do đến Hồng Kông và lịch trình chi tiết

Chứng minh nghề nghiệp hoặc công việc: vd Giấy chứng nhận nhậm chức, giấy đồng ý cho nghỉ phép của công ty, hoặc giấy chứng nhận kinh doanh của công ty.

Giấy chứng minh tình trạng kinh tế bằng tiếng anh.

Thư mời đến Hồng Kông của người bảo lãnh hoặc của công ty tại Hồng Kông.

Thông tin cá nhân của người bảo lãnh tại Hồng Kông gồm: Họ tên, địa chỉ, điện thoại

Thủ tục làm visa Đài loan

Dưới đây là những thủ tục làm visa Đài Loan

- Tờ khai xin cấp visa Đài Loan (theo mẫu của Đai sứ Quán) và 02 ảnh 4x6 phông nền trắng

- Hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng

- Lịch trình chi tiết.

- Vé máy bay khứ hồi.

- Giấy xác nhận nơi công tác, Quyết định, Sổ bảo hiểm

- Giấy phép đăng ký kinh doanh của đối tác

 

Câu 7 : Nếu tôi có đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tôi có được cấp thị thực hay không?

 

Không nhất thiết như vậy. Viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng:

Mỗi ngoại kiều (đương đơn xin thị thực) chắc chắn sẽ được coi như có ý định nhập cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực không di dân. . .

Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn xem rằng đương đơn có ý định định cư tại Mỹ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại, những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Mỹ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và ngắn gọn. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

 

Câu 8 : Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

 

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hồ sơ gồm:
      a. 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (theo mẫu);
      b. 02 tấm ảnh màu mới chụp cỡ 4x6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấm ảnh để rời);
      c. Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu của nước ngoài còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Nếu không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy miễn thị thực lưu hồ sơ);
      d. Một trong những giấy tờ sau (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ), nếu có: 
       - Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;
       - Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;
       - Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam;
       - Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;
       - Hộ chiếu Việt Nam (còn hoặc đã hết giá trị);
       - Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị);
       - Giấy khai sinh (kể cả bản sao);
       - Thẻ cử tri mới nhất; 
       - Sổ hộ khẩu;
      - Sổ thông hành cấp trước 1975;
      - Thẻ căn cước cấp trước 1975
      - Trích lục Bộ giấy khai sanh cấp trước 1975 (bản sao);
      - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam (Vietnamese Native).
      e. Trường hợp không có các giấy tờ trên thì nộp một trong những giấy tờ sau: 
       - Giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài ở nước đương sự cư trú (theo mẫu quy định); hoặc
       - Giấy bảo lãnh của công dân Việt Nam (theo mẫu quy định).

      Hai loại Giấy bảo lãnh nói trên không cần phải có thủ tục xác nhận hoặc chứng thực thêm.

 
Đánh giá
Kết nối với TonKin

VISA NHẬP - GIA HẠN VISA
  Ms Thi     Mr Tuấn

VISA XUẤT - DỊCH VỤ KHÁC   Ms Hường

DỊCH VỤ XE - HỘ CHIẾU   Mr Trọng

Trụ sở TonKin - Hà Nội

  Địa chỉ : Phòng 204, tầng 2, số 18 phố Yên Ninh, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

  Điện thoại : (84-24) 3927 5668

  Website : www.tonkinvn.com

  Email : info@tonkinvn.com

  Mã số thuế : 0104702074

Văn phòng TonKin - Hồ Chí Minh

  Địa chỉ : Phòng 69, Lầu 5, Tháp B Văn phòng, 290 An Dương Vương, P4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

  Điện thoại : (84-28) 3830 3568

  Website : www.tonkinvn.com

  Email : info@tonkinvn.com

  Mã số thuế : 0104702074-003

FANPAGE - Gian hàng

https://www.facebook.com/visatonkin/

Thanh toán - giao nhận

THÔNG TIN TÀI KHOẢN CÔNG TY ĐỂ KHÁCH HÀNG THANH TOÁN

Để thuận tiện cho khách hàng, công ty Tonkin giao nhận miễn phí trong bán kính 5km tại trụ sở Hà Nội và văn phòng TP Hồ Chí Minh.

Quý khách hàng ở tỉnh khác vui lòng chuyển phát nhanh đến địa chỉ trụ sở Hà Nội hoặc văn phòng TP Hồ Chí Minh. Sau khi làm xong, chúng tôi sẽ gửi trả lại quý khách hàng dưới hình thức chuyển phát nhanh.

HN0989 26 1368HCM098 638 6898Emailinfo@tonkinvn.com