Bảo vệ quyền của lao động di cư

 
Hiện trạng : -
Lệ phí : -
Thời gian : -
Liên hệ : -
Với mục tiêu tạo cơ hội cho các bên tham gia chia sẻ kinh nghiệm về việc làm bền vững và di cư an toàn của lao động di cư , Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện cho cả ba bên là chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động, đến từ các quốc gia thành viên ASEAN cùng các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự xã hội và một số doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.Diễn đàn lần này là hoạt động thường niên lần thứ 3 của các nước thành vi

Với mục tiêu tạo cơ hội cho các bên tham gia chia sẻ kinh nghiệm về việc làm bền vững và di cư an toàn của lao động di cư


di cư an toàn của lao động

 

, Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện cho cả ba bên là chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động, đến từ các quốc gia thành viên ASEAN cùng các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự xã hội và một số doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Diễn đàn lần này là hoạt động thường niên lần thứ 3 của các nước thành viên ASEAN, nằm trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động của Ủy ban ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy quyền của người lao động di cư (ACMW), được tổ chức sau các cuộc họp của Ủy ban. Hai lần trước, Diễn đàn được tổ chức tại Philippines và Thái Lan, tập trung chủ yếu vào cách thức thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư cũng như thảo luận các nội dung cơ bản của Văn kiện Khu vực về bảo vệ quyền lợi lao động di cư.

 

diễn đàn lao động

 

Tại diễn đàn lần này, nhiều vấn đề cụ thể về lao động di cư đã được thảo luận, như nhu cầu cung cấp lao động di cư thông qua thông tin có chất lượng tại nước phái cử lao động, nước trung chuyển lao động và tại nước tiếp nhận lao động; giáo dục và hỗ trợ đối với lao động di cư; vai trò và phạm vi hoạt động của công đoàn; làm việc với cộng đồng di cư; pháp luật đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; di cư an toàn đối với lao động nữ ở các nước ASEAN; Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) với việc nâng cao nhận thức và chất lượng dịch vụ thông tin cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đào tạo lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài của các cơ quan chính phủ, xã hội dân sự, công đoàn; bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài…

 

Theo thống kê của ILO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khoảng 40% người di cư ASEAN di chuyển trong phạm vi các nước ASEAN (tương đương với 5,9 triệu người). Đặc biệt, luồng di chuyển này tập trung chủ yếu vào 3 nước tiếp nhận là Malaysia, Thái Lan và Singapore. Theo nhận định của các chuyên gia, số lao động di cư trong ASEAN sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

 

Những thách thức lớn mà lao động di cư đang phải đối mặt hiện nay là nguy cơ bị bóc lột sức lao động cao hơn, trong khi khả năng tiếp cận các hình thức bồi thường còn hạn chế; các công ty tuyển dụng có giấy phép và không có giấy phép đều thu phí môi giới cao hơn; thiếu các tổ chức và đại diện hợp pháp cho lao động di cư, trong khi các hình thức lao động áp bức và lao động trẻ em có chiều hướng gia tăng...

 

Để bảo vệ quyền lợi của những lao động di cư trong khu vực ASEAN, các nước thành viên đã đưa ra nhiều khuyến nghị xung quanh việc tăng cường thông tin tại nước tiếp nhận lao động nhằm nâng cao nhận thức về việc làm bền vững và quyền của lao động di cư; xác định thông tin theo yêu cầu của lao động di cư tại nơi làm việc và các cơ chế phổ biến thông tin này. Thực hiện các khuyến nghị này sẽ góp phần tăng cường hợp tác giữa các bên trong việc bảo vệ quyền của người lao động di cư, đồng thời hỗ trợ tích cực cho quá trình thực hiện Tuyên bố của ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy quyền của lao động di cư và phát triển Văn kiện Khu vực của ASEAN về lao động di cư.

 
Đánh giá
Kết nối với TonKin

VISA NHẬP - GIA HẠN VISA
  Ms Thi     Mr Tuấn

VISA XUẤT - DỊCH VỤ KHÁC   Ms Hường

DỊCH VỤ XE - HỘ CHIẾU   Mr Trọng

Trụ sở TonKin - Hà Nội

  Địa chỉ : Phòng 204, tầng 2, số 18 phố Yên Ninh, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

  Điện thoại : (84-24) 3927 5668

  Website : www.tonkinvn.com

  Email : info@tonkinvn.com

  Mã số thuế : 0104702074

Văn phòng TonKin - Hồ Chí Minh

  Địa chỉ : Phòng 69, Lầu 5, Tháp B Văn phòng, 290 An Dương Vương, P4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

  Điện thoại : (84-28) 3830 3568

  Website : www.tonkinvn.com

  Email : info@tonkinvn.com

  Mã số thuế : 0104702074-003

FANPAGE - Gian hàng

https://www.facebook.com/visatonkin/

Thanh toán - giao nhận

THÔNG TIN TÀI KHOẢN CÔNG TY ĐỂ KHÁCH HÀNG THANH TOÁN

Để thuận tiện cho khách hàng, công ty Tonkin giao nhận miễn phí trong bán kính 5km tại trụ sở Hà Nội và văn phòng TP Hồ Chí Minh.

Quý khách hàng ở tỉnh khác vui lòng chuyển phát nhanh đến địa chỉ trụ sở Hà Nội hoặc văn phòng TP Hồ Chí Minh. Sau khi làm xong, chúng tôi sẽ gửi trả lại quý khách hàng dưới hình thức chuyển phát nhanh.

HN0989 26 1368HCM098 638 6898Emailinfo@tonkinvn.com